Công bố thực phẩm nhập khẩu

Hiện nay, các doanh nghiệp nếu muốn sản xuất kinh doanh sản phẩm nhập khẩu cần phải tiến hành công bố thực phẩm nhập khẩu. Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ gì? Nếu quý khách cũng đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

Công bố thực phẩm nhập khẩu là gì?

Công bố sản phẩm nhập khẩu là thủ tục mà các doanh nghiệp cần nộp hồ sơ công bố sản phẩm nhập khẩu phù hợp và đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Những quy định của pháp luật Việt Nam có thể sử dụng để làm bản công bố là các Tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc các Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan đến Cơ quan nhà nước ban hành.
Trong đó các thực phẩm nhập khẩu có rất nhiều loại khác nhau, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và bao bì. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn kinh doanh đều phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm nhập khẩu.
Tùy vào từng loại thực phẩm nhập khẩu mà có các quy định để công bố khác nhau. Ví dụ như:
Sữa nước, sữa tươi đóng hộp, sữa dạng lỏng cần công bố sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật đối với sữa dạng lỏng.
Rượu vang, rượu sâm panh, rượu mạnh, rượu trái cây… cần áp dụng công bố sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật về đồ uống có cồn.

cong-bo-thuc-pham-nhap-khau

Tại sao cần công bố thực phẩm nhập khẩu?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Ngoài những thực phẩm được sản xuất trong nước còn có các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài.
Để có thể quản lý tốt các sản phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài, trước khi đưa sản phẩm về Việt Nam doanh nghiệp kinh doanh cần tự công bố sản phẩm nhập khẩu với cơ quan quản lý. Có rất nhiều lý do tại sao cần công bố như:
  • Đảm bảo thực phẩm đạt chất lượng đúng theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Bởi những thực phẩm này sẽ được dung nạp và tác dụng trực tiếp lên các bộ phận, chức năng cơ thể con người. Nên chính phủ và nhà nước đặc biệt quan tâm chặt chẽ từ đó mới yêu cầu thể hiện bằng việc công bố sản phẩm nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường tới tay người sử dụng.
  • Ngoài ra, việc công bố sản phẩm nhập khẩu còn giúp các doanh nghiệp có lợi thế hơn trong việc cạnh tranh, quảng cáo đến khách hàng.
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng với các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài.

Căn cứ pháp lý của thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu

Việc công bố sản phẩm nhập khẩu sẽ được căn cứ và các văn bản quy phạm sau đây:
  • Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT của 3 Bộ: Bộ Y tế – Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn.
  • Nghị định của Chính phủ số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật an toàn thực phẩm;
  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010;

Hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu gồm những gì?

Có nhiều loại thực phẩm nhập khẩu khác nhau, vì vậy giấy tờ hồ sơ cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay thì việc công bố sẽ được phân chia thành thủ tục Đăng ký bản công bố và tự công bố.

Đối với thủ tục tự công bố thực phẩm nhập khẩu

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành, thủ tục tự công bố sản phẩm nhập khẩu sẽ được áp dụng cho các sản phẩm đã được chế biến và đóng bao gói sẵn. Tuy nhiên, các sản phẩm được sử dụng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu sẽ không áp dụng thủ tục này.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm nhập khẩu gồm có các giấy tờ sau:

  • Bản tự công bố với đầy đủ các thông tin được điền sẵn theo mẫu 01 ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh đối với công ty đứng tên đăng ký công bố. Trong đó yêu cầu công ty phải có đầy đủ ngành nghề kinh doanh.
  • Bản sao công chứng Bản kết quả kiểm nghiệm theo đúng quy định. Kết quả của bản kiểm nghiệm phải có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước. Ngoài ra, bản kiểm nghiệm phải do Phòng kiểm nghiệm có đầy đủ thẩm quyền, chức năng và có giấy chứng nhận ISO theo đúng quy định.
  • Mẫu nhãn gốc hoặc mẫu nhãn gốc dự kiến của sản phẩm. Nếu trên nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch thuật công chứng sang bản tiếng Việt.
Hồ sơ tự công bố được làm thành 1 bộ và các giấy tờ phải hoàn toàn bằng tiếng Việt. Sau đó doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền với lĩnh vực tương ứng.

Đối với thủ tục đăng ký bản công bố:

Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các đối tượng thực phẩm nhập khẩu phải thực hiện thủ tục công bố bao gồm:
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Thực phẩm dành cho trẻ em từ 0 -36 tháng tuổi.
  • Các sản phẩm là phụ gia thực phẩm mới hoặc có công dụng, tính năng mới mà không được quy định trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng do Bộ y tê quy định.

Hồ sơ đăng ký gồm có các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận y tế tại nước sở tại cấp. Giấy tờ này phải do cơ quan của nước ngoài cấp, được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và đã được công chứng sang bản tiếng Việt.
  • Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt.
  • Bản sao công chứng theo quy định hiện hành bản kết quả kiểm nghiệm An toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật có thời hạn trong vòng 12 tháng.
  • Bản đăng ký công bố với các thông tin được điền đầy đủ theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018.
  • Mẫu nhãn gốc hoặc mẫu nhãn dự kiến.
  • Bằng chứng hoặc giấy tờ hồ sơ, tài liệu khoa học chứng minh các tác dụng, công dụng có trong nội dung đăng ký trong hồ sơ công bố.

Quy trình công bố thực phẩm nhập khẩu online

Hiện nay, quy trình công bố thực phẩm đã được thực hiện online. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí tối đa.
Quy trình công bố thực phẩm online được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản doanh nghiệp tại  website: http://congbosanpham.vfa.gov.vn.
Bước 2: Đăng nhập và nộp hồ sơ trực tuyến.
Bước 3: Nộp phí thẩm định trực tuyến hoặc chuyển khoản hay nộp trực tiếp.
Bước 4: Nộp lệ phí cấp số khi hồ sơ đã được duyệt và nhận kết quả xử lý hồ sơ.
Một số lưu ý khi thực hiện bản công bố thực phẩm nhập khẩu
Các giấy tờ cần phải chuẩn bị từ nước ngoài để hồ sơ được đầy đủ và đúng pháp lý.
Các thực phẩm có nhãn gốc ghi bằng tiếng nước ngoài không phải tiếng Việt khi thực hiện thủ tục cần dịch thuật công chứng. Đảm bảo giấy tờ hồ sơ đều phải bằng tiếng Việt.

tu-van-cong-bo-thuc-pham-nhap-khau

Dịch vụ Công bố thực phẩm nhập khẩu của CTMLegal

  • CÔNG TY LUẬT TNHH CTM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục công bố sản phẩm nhập khẩu cho tất cả các doanh nghiệp trên cả nước. Vì vậy, nếu quý khách có nhu cầu hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
  • Sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi quý khách hoàn toàn yên tâm. Tất cả mọi công việc đều được đội ngũ luật sư có chuyên môn kinh nghiệm thực hiện và xử lý.
  • Đến với chúng tôi – CÔNG TY LUẬT TNHH CTM quý khách sẽ nhanh chóng hoàn thành thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu mà không tốn quá nhiều thời gian.
Bài viết liên quan
0988292673
challenges-icon chat-active-icon